Sáng ngày 26/11/2024, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới” (ICCM 2024) đã được tổ chức thành công tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội thảo thu hút sự tham gia của các chuyên gia, học giả và nhà quản lý hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa đến từ nhiều quốc gia.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đinh Công Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, văn hóa ngày càng khẳng định vai trò không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội, mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.
PGS.TS. Đinh Công Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo |
PGS.TS Đinh Công Tuấn nhấn mạnh: Việc tổ chức Hội thảo lần này hết sức có ý nghĩa, nó không chỉ là cơ hội để các đại biểu chia sẻ những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, mà còn là môi trường để kết nối tri thức, mở ra các hướng đi mới, sáng tạo và bền vững trong phát triển thị trường văn hóa, đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng các chiến lược phát triển thị trường văn hóa phù hợp với thực tiễn và bối cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo cũng sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy giúp tham mưu cho các nhà quản lý, xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế, các doanh nghiệp có những thông tin hữu ích, giúp lựa chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả, tránh các rủi ro và các tác động tiêu cực.
Trình bày đề dẫn Hội thảo, Theo PGS.TS. Đặng Hoài Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội khẳng định: văn hóa là "sức mạnh mềm" của quốc gia và các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng đóng góp lớn cho GDP đất nước. Do đó, việc xây dựng chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa là yêu cầu cấp thiết nhằm giải phóng năng lực sáng tạo và sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
PGS.TS. Đặng Hoài Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phất biểu đề dẫn Hội thảo |
Với vai trò chiến lược văn hóa hóa trong phát triển quốc gia tại Hội thảo, các diễn giả, các nhà nghiên cứu đã khẳng định văn hóa hóa là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số, văn hóa hóa không chỉ giữ vai trò bảo tồn bản sắc dân tộc mà còn là “sức mạnh giả” giúp tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Nhiều ý kiến trúc tại Hội thảo nhấn mạnh rằng thị trường văn hóa Việt Nam đang đi trước những cơ hội lớn nhưng cũng có nhiều phương thức. Việc xây dựng chính sách hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo phát triển, đồng thời nâng cao nhận thức xã hội về giá trị của văn hóa hóa, là nhiệm vụ cần được ưu tiên.
Những giải pháp sáng tạo và thực tiễn trong phần tham luận, các chuyên gia tập trung phân tích các yếu tố thì chốt thúc thị trường văn hóa, bao gồm:
- Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và phân phối sản phẩm văn hóa.
- Tăng cường hợp tác công - tư để tối ưu hóa nguồn lực phát triển.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Nhiều mô hình thành công trên thế giới cũng được trình bày để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đặc biệt trong việc xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, từ điện ảnh, âm nhạc đến nghệ thuật biểu tượng diễn đàn.
ICCM 2024 không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật mà còn là cầu nối giúp các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách tìm kiếm cơ hội hợp tác. Các thảo luận sâu sắc tại Hội thảo mở ra nhiều hướng đi mới, góp phần định hình chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam theo hướng bền vững, sáng tạo và hiệu quả.
Khách mời đặt câu hỏi tại Hội thảo |
Báo cáo tổng kết Hội thảo, PGS.TS Đặng Hoài Thu - Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: Hội thảo lần này quy tụ gần 100 nhà khoa học hàng đầu Việt Nam ở trong nước và quốc tế đã mang đến những góc nhìn sâu sắc và đa dạng, chia sẻ những nghiên cứu và kinh nghiệm quý báu về phát triển thị trường văn hóa trong bối cảnh mới. Sự hiện diện của các học giả lớn không chỉ mang đến những góc nhìn mới mẻ và chiến lược về phát triển thị trường văn hóa, mà còn tạo cơ hội quý báu cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam tiếp thu những giải pháp tiên phong trong thúc đẩy thị trường văn hóa Việt Nam trước thời cơ và thách thức của bối cảnh mới. Thông qua Hội thảo, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hy vọng các nội dung được trao đổi trong Hội thảo sẽ mở ra hướng đi mới, góp phần phát triển bền vững và nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Khách mời, đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo |
Hội thảo kết thúc với những khuyến nghị quan trọng nhằm thúc đẩy thị trường văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh mới. Các ý kiến đều đồng ý rằng, văn hóa không chỉ là tài sản quốc gia mà còn là động lực kinh tế, cần được đầu tư bài bản và dài hạn.
ICCM 2024 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc thiết lập nền tảng cho sự phát triển bền vững của thị trường văn hóa Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong công việc kết nối tri thức và cung cấp các sáng kiến văn hóa ở quy mô quốc tế.
Ivan Nguyen
Tham khảo thêm
Liên hệ tin bài, họp báo, bảo trợ truyền thông:
media@goldstar.com.vn