Louis Xvi, một chuyên gia về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm, trải nghiệm trên hành trình chinh phục lĩnh vực chứng khoán, đầu tư cổ phiếu. Tại lĩnh vực này anh luôn nhấn mạnh rằng đầu tư chứng khoán không chỉ là việc mua bán cổ phiếu mà còn cần hiểu sâu về kinh tế vĩ mô và luôn cập nhật kiến thức thị trường không ngừng. Hãy cùng trò chuyện với anh để lắng nghe những chia sẻ thú vị và hữu ích.
Chào anh Louis Xvi, không biết anh có thể chia sẻ cho mọi người cùng biết về con đường giúp anh hiểu từng hơi thở kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào không ạ?
Tôi xuất thân từ lớp chuyên Toán của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, khóa 1994-1997. Môn Toán tuy có vẻ khô khan, nhưng với niềm đam mê mãnh liệt, việc giải được một bài toán khó giống như vượt qua một chướng ngại vật, mang lại niềm vui khó tả. Chính động lực này đã thúc đẩy tôi không ngừng tìm tòi và khám phá các phương pháp giải toán phức tạp hơn. Có những bài toán hay và cũng rất khó, vượt quá khả năng của tôi, nhưng tôi luôn kiên trì. Nhiều khi, suốt mấy ngày liền, tôi ăn, ngủ cũng chỉ nghĩ về cách chinh phục nó. Khi vượt qua được ranh giới của các công thức và kiến thức học đường để tìm ra lời giải, cảm giác phấn khích tràn ngập khiến tôi không thể nào quên. Đặc biệt, tôi cũng rất thích tìm hiểu và giải thích các suy nghĩ, hành động của những nhân vật lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam. Chẳng hạn như, vì sao thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng vào tháng 9/1858, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, hay vì sao Bác Hồ lại ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5-6-1911. Chính nhờ như vậy nên tư duy lập luận logic và đa chiều được hình thành trong con người tôi, làm nền vững chắc để khi tôi tiếp cận với các kiến thức về kinh tế tôi trở nên nhạy bén, tìm tòi nhiều thứ và hiểu cặn kẽ từng vấn đề.
Vậy cơ duyên nào đã đưa anh đến với đam mê về kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam?
Đam mê này bắt đầu từ thời sinh viên của tôi tại Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH) khóa 1997-2001. Tôi cảm thấy rất thích thú khi nghiên cứu và thảo luận về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 với các bạn và thầy cô trong giảng đường vào tháng 3/1999. Nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Nhóm nào là ông chủ chính trị các nước Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc; vì sao Chính phủ Thái Lan, Malaysia vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn) và tác động của đồng tiền mất giá, lạm phát đến thị trường chứng khoán. Từ đó, tôi hiểu về Bộ ba bất khả thi trong kinh tế học và các tác động của nó đến thị trường chứng khoán.
Anh có thể chia sẻ về đề tài nghiên cứu khoa học của mình khi còn học đại học không ạ?
Năm 2001, tôi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp TP HCM, và cấp Bộ với tiêu đề: "Chính phủ cần lựa chọn các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi để tăng dự trữ ngoại hối của mình". Nội dung nghiên cứu này tập trung vào việc chính phủ các nền kinh tế mới nổi nên lựa chọn các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi, gồm: từng bước mở cửa tài chính nhưng phải kiểm soát vốn chặt chẽ, áp dụng tỷ giá linh hoạt thay vì cố định, và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết nhịp nhàng, từ đó làm đầy kho dự trữ ngoại hối.
Các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi cần được xem xét kỹ lưỡng: Mở cửa tài chính nên được thực hiện như thế nào, ưu tiên khu vực nào và mức độ đến đâu; tỷ giá cần linh hoạt với biên độ rộng hơn; độc lập tiền tệ đến mức độ nào cần được đặt trong mục tiêu tối thượng của lạm phát mục tiêu. Chính phủ nên mở ngỏ tất cả các khả năng để quản lý bộ ba bất khả thi với mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát thấp, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, và tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ đến sau đó.
Đam mê như vậy thì anh bắt đầu tham gia chơi cổ phiếu từ khi nào?
Tôi bắt đầu chơi cổ phiếu vào tháng 7/2004 với nhiều cảm xúc khó tả. Thời điểm đó, tôi đang làm việc tại vị trí Chuyên viên Ban Thị trường vốn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2002-2003. Tôi đã hiểu được quá trình quản lý cung tiền của NHNN thông qua chính sách lưu thông tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ.
Anh có thể kể về lần đầu tiên anh kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu không?
Lần đầu tiên tôi kiếm được lợi nhuận lớn từ việc đầu tư cổ phiếu là nhờ cổ phiếu VNM và FPT. Vào thời điểm cổ phiếu FPT còn giao dịch trên thị trường OTC, giá quanh mức 22.000 đồng/cổ phiếu. Trước khi lên sàn HOSE, giá đã tăng lên 40.000 đồng/cổ phiếu. Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức lên sàn với 61 triệu đơn vị, giá khởi điểm là 160.000 đồng, nhưng đến cuối giờ phiên giao dịch đầu tiên, giá đã đạt 400.000 đồng/cổ phiếu. Đỉnh điểm, FPT lên đến 665.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/2/2007. Khi FPT chưa lên sàn, tôi đã mua được 3.000 cổ phiếu FPT với giá 40.000 đồng và sau đó bán chốt lời ở mức giá 600.000 đồng/cổ phiếu, đem lại một khoản lợi nhuận khổng lồ.
Cổ phiếu VNM cũng mang lại lợi nhuận đáng kể. VNM lên sàn HOSE vào ngày 19/01/2006 với giá đóng cửa ban đầu là 53.000 đồng/cổ phiếu, sau đó tăng lên 150.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 2/2007. Với vốn đầu tư ban đầu chỉ 20 triệu đồng, tôi đã kiếm được 200 triệu đồng nhờ vào hai mã cổ phiếu này. Đây là lần đầu tiên tôi thực sự thấy được sức mạnh và tiềm năng của việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đồng thời, đúc kết ra được vài suy nghĩ đầu tiên về việc làm giàu từ cổ phiếu. “Đi làm công mãi mãi không thể giúp bạn giàu có thực sự. Chỉ khi bạn biết cách mua đáy, bán đỉnh cổ phiếu, bạn mới có thể nhanh chóng đạt được sự giàu có. Thậm chí, trong vòng hai năm, nếu biết đầu tư khôn ngoan, bạn hoàn toàn có thể sở hữu 100 tỷ đồng. Sự biến động của giá cổ phiếu phụ thuộc rất lớn vào lượng tiền VND và tiền nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán. Việc hiểu rõ các yếu tố này và tận dụng chúng sẽ là chìa khóa giúp bạn nắm bắt cơ hội và làm giàu từ cổ phiếu một cách hiệu quả.”
Sau những thành công đó, anh có gặp khó khăn nào không và anh đã học được những bài học nào?
Trải qua giai đoạn khủng hoảng từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009, tôi đã phải đối mặt với những khó khăn và thất bại lớn. Khi VN-Index đạt đỉnh 1179 điểm vào tháng 3 năm 2007 và sau đó lao dốc về chỉ còn 239 điểm vào tháng 3 năm 2009, tôi không thể hiểu nổi nguyên nhân. Dù Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11-1-2007 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường, nhưng sự giảm giá mạnh mẽ của cổ phiếu xuất phát từ việc không còn ai mua ở mức giá cao, với số lượng người bán ngày càng gia tăng.
Những tháng ngày chứng kiến chỉ số giảm liên tục mà không có dấu hiệu hồi phục thực sự làm tôi buồn rầu và lo lắng. Thêm vào đó, lạm phát năm 2008 đạt mức kỷ lục 19,89%, khiến tôi bối rối không hiểu vì sao lại xảy ra tình trạng này. Có phải do lượng tiền VND quá lớn trong khi sản xuất hàng hóa lại quá ít? Hay là do sự chủ quan trong chính sách kiểm soát lạm phát trong những năm trước đó?
Câu hỏi càng trở nên nghiêm trọng khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát biểu rằng “Ai mua cổ phiếu lúc này sẽ thắng” vào ngày 19-3-2008 khi VN-Index đang ở mức 576 điểm, nhưng thị trường vẫn tiếp tục giảm. Sự phát biểu này khiến tôi tự hỏi về vai trò và trách nhiệm của các quan chức chính trị trong việc điều hướng thị trường chứng khoán và nhiệm vụ của SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước) lúc bấy giờ. Những câu hỏi này không chỉ khiến tôi nghi ngờ mà còn làm tôi phải nhìn nhận lại toàn bộ bức tranh kinh tế và chiến lược đầu tư của mình.
Anh đã làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn đó?
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2008, tôi đã cho bản thân có cơ hội nghỉ ngơi và cũng là đi học hỏi sâu về tài chính tại Hong Kong, nơi tôi đã khám phá nhiều khía cạnh quan trọng của thị trường vốn và kinh tế. Tôi nhận thấy rằng chứng khoán không chỉ là công cụ huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, mà còn phản ánh bản chất của thị trường vốn toàn cầu. Doanh nghiệp lên sàn chứng khoán nhằm thu hút vốn từ nhà đầu tư để phát triển và mở rộng.
Một trong những điểm đáng lưu ý là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) tại Việt Nam. Theo đó, Đảng Cộng sản sẽ tham gia trực tiếp vào việc định hướng thị trường chứng khoán, thay vì để thị trường và khu vực tư nhân hoàn toàn tự quyết. Thị trường chứng khoán được sử dụng như một công cụ để huy động vốn phục vụ sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng XHCN, hướng đến độc lập, tự chủ và hạnh phúc cho người dân.
Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu về chu kỳ kinh tế 10 năm, một hiện tượng lặp đi lặp lại tương tự như các chu kỳ thời gian trong một ngày. Chu kỳ kinh tế bao gồm các giai đoạn như đỉnh kinh tế, đáy khủng hoảng, lạm phát, giảm phát, thoát khỏi khủng hoảng và phát triển bền vững. Hiểu rõ về các giai đoạn này giúp nhận diện được các biến động của nền kinh tế và chuẩn bị tốt hơn cho các cơ hội cũng như thách thức trong tương lai.
Anh có dự định gì cho tương lai không ạ?
Tôi đang hoàn thiện quyển sách "Bí kíp Đế Vương trên Thị trường chứng khoán hay kinh tế vĩ mô Việt Nam". Ở cuốn sách này, tôi sẽ tập trung làm rõ các vấn đề quan trọng liên quan đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Cuốn sách nêu bật sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước đến việc theo đuổi chủ nghĩa xã hội, với nền tảng từ Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Túi tiền của nền kinh tế Việt Nam chủ yếu nằm trong tay Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, và Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan này điều hành và kiểm soát nguồn lực tài chính của quốc gia. Trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng lưu ký và hơn 68 quỹ đầu tư trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập và điều chỉnh biến động thị trường.
Đồng thời đưa ra gợi ý để tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trường chứng khoán và đạt được lợi nhuận cao. Việc mua đáy và bán đỉnh cổ phiếu từ 8-9 lần trong năm, với lợi nhuận có thể lên đến 300%, đòi hỏi một chiến lược dựa trên chu kỳ kinh tế. Điều này bao gồm việc xác định các đỉnh điểm ở đầu, giữa, và cuối tháng dựa vào lượng tiền bơm vào nền kinh tế. Những yếu tố này là chìa khóa giúp nhà đầu tư nắm bắt thời cơ và đạt được thành công bền vững trên thị trường chứng khoán.
Anh có lời khuyên nào cho những ai đang muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam?
Đầu tư chứng khoán không chỉ là việc mua bán cổ phiếu mà còn cần hiểu rõ về kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Quan trọng nhất là phải luôn học hỏi và cập nhật kiến thức.
Anh Louis Xvi là một nhà đầu tư kiên định và nhạy bén, với khả năng vượt qua thử thách và học hỏi không ngừng. Những thành công và bài học từ hành trình đầu tư của anh là tài nguyên quý giá cho những ai cũng đam mê và đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán. Cảm ơn anh đã tham gia phỏng vấn cũng như chia sẻ nhiều kiến thức, góc nhìn thú vị. Chúc anh tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong tương lai!
Ivan Nguyen
Tham khảo thêm
Liên hệ tin bài, họp báo, bảo trợ truyền thông:
media@goldstar.com.vn