Được tạo bởi Blogger.
Booking Tin bài PR, Banner, TikTok, YouTube, Fanpage: ▶ TẶNG NGAY 1 BANNER SIDEBAR

Chàng trai từng bị kỳ thị vì mặt sẹo trở thành chủ tiệm bánh để cảm ơn đời

Trò chuyện trong chương trình Vali Cảm Xúc, Tiến sĩ Tô Nhi A không khỏi khâm phục trước suy nghĩ tích cực của chàng trai có khuôn mặt biến dạng vì bỏng nặng từ nhỏ.


Trong tập 17 chương trình Vali Cảm Xúc vừa lên sóng với sự dẫn dắt của Tiến sĩ tâm lý Tô Nhi A. Khách mời tuần này là Ngô Quý Hải, từ chàng trai từng bị kỳ thị vì mặt sẹo đến ông chủ tiệm bánh nổi tiếng. Quý Hải mang theo chiếc vali có chứa những đồ vật mang theo những kỷ niệm vui buồn gắn với cuộc đời và công việc của mình.

Ngô Quý Hải - Chàng trai từng rất tự ti, mặc cảm với khuôn mặt biến dạng vì bị bỏng nặng từ lúc chưa tròn một tuổi, nay đã có thể cùng bạn bè thực hiện ước mơ mở tiệm bánh ngọt tại TP.HCM. Món đồ đầu tiên mà Quý Hải mang theo là một quyển sổ, gắn với từ khóa “hỗn độn”. Theo anh chàng, “hỗn độn” chính là suy nghĩ của anh trong một khoảng thời gian dài trước khi quyết định rời gia đình để tự lập.

Quý Hải cho biết, vì vẻ ngoài đặc biệt nên từ nhỏ anh đã bị bạn bè trêu chọc, kỳ thị thường xuyên khiến anh mặc cảm và quyết định nghỉ học. Cho đến lớn, nhìn lại thì Hải mới thấy tiếc nuối vì đã đưa ra quyết định khi chưa đủ chín chắn. Vì sợ con thêm tổn thương thêm cha mẹ Hải cũng không phản đối những quyết định của con, không ép con đi học. Từ nhỏ, Hải ở nhà chăn bò, rồi lại phụ giúp cha mẹ bán tạp hóa tại nhà. Khoảng thời gian trống vắng dài khiến Hải thu mình lại, dần anh rơi vào trầm cảm mà tìm đến game online-nơi mà Hải không bao giờ gặp sự kỳ thị. Hải kể, cha mẹ vẫn không nói gì vì sợ Hải thêm tổn thương, thay vào đó cha mẹ cố gắng làm việc kiếm tiền để lại cho Hải. Thế nhưng, từ khóa “hỗn độn” luôn hiện lên trong suy nghĩ của chàng trai trẻ lúc bấy giờ.


"Cha mẹ kiếm tiền để lại cho em. Nhưng với em thì như vậy không có ý nghĩa, đó chỉ là cho em sống qua ngày thôi. Thật ra bên trong thâm tâm em cũng rất muốn mình làm được điều gì đó. Thấy cha mẹ làm việc vất vả, thấy mình chỉ sống như vậy thôi thì không được", Quý Hải tâm sự. Anh chàng luôn muốn bản thân được sống có ý nghĩa thay vì chỉ "tồn tại" qua từng ngày.

Tiến sĩ Tô Nhi A thấu hiểu cảm giác của nhân vật. Cô cho rằng, chính bởi sự kỳ thị và tổn thương bấy lâu đã khiến chàng trai trẻ nghĩ đến chuyện "thả trôi" bản thân, đến đâu thì đến. Song, anh chàng lại không phải người vô tâm mà rất hiểu chuyện, thương cha mẹ và cũng không muốn chỉ "tồn tại" một cách vô nghĩa, cũng muốn làm điều gì đó ý nghĩa trong đời. Chính sự đối lập, đan xen trong suy nghĩ này khiến Quý Hải không ngừng thấy "hỗn độn", cứ mãi tự tranh chấp với chính bản thân mình.

Quý Hải cho biết thêm, lúc nhỏ anh cũng từng trách cha mẹ, nhưng càng lớn, càng nhìn thấy cha mẹ khổ tâm vì mình, hiểu rằng chẳng ai muốn biến cố xảy ra nên anh dần nguôi ngoai. "Em cũng từng ghét bản thân mình lắm. Nhưng mà tới bây giờ nghĩ lại thì em hiểu rằng ai sinh ra cũng có số phận của mình cả. Em nghĩ cuộc sống thú vị ở chỗ là ai cũng có cuộc sống riêng, có số phận của riêng mình và không ai giống ai cả. Mỗi người đều có một công việc, một sứ mệnh của mình để làm cả", Hải nói.


Một lần nữa, Quý Hải khiến Tiến sĩ Tô Nhi A khâm phục khi anh chàng sử dụng từ "thú vị" để nói về sự khác nhau của mỗi người trong cuộc sống. Sự lạc quan, tích cực của anh chàng sau khi đã chấp nhận và thích nghi với sự đặc biệt của bản thân làm cho nữ Tiến sĩ vừa thích thú, vừa nể phục. Tô Nhi A cũng cho rằng suy nghĩ của Quý Hải là điều đáng để học hỏi.

Ngày trước, người bạn duy nhất của Hải là một cậu bé bị câm điếc. Cả hai đạp xe ra phố, định dành số tiền dành dụm nhiều tháng để mua những chiếc bánh bày trong tủ kính. Thế nhưng, người bán hàng từ chối phục vụ 2 người. Từ khoảnh khắc đó, anh chàng ao ước lớn lên sẽ mở một tiệm bánh để phục vụ cho tất cả những ai có nhu cầu dù bề ngoài họ có như thế nào đi chăng nữa. Trước những trăn trở, Quý Hải quyết định rời nhà sống tự lập. Anh chàng chuyển đến Hà Nội để học làm bếp, học nghề làm bánh. Và anh chàng cũng phải cố gắng học chữ lại từ đầu. Thời gian đầu, sự chán nản cũng tìm đến, Hải từng muốn bỏ về quê vì áp lực, mệt mỏi. Song, nhớ đến khoảng thời gian trước mình “buông xuôi” mọi thứ quá vô nghĩa, anh không muốn nó lặp lại nên đã tiếp tục cố gắng.

Từ một tiệm bánh nhỏ ở quê, Hải lần nữa rời quê vào TP.HCM cùng bạn bè mở tiệm bán bánh online. Anh chàng nhớ khoảng thời gian một mình ở nước ngoài phẫu thuật chỉnh mặt và gặp được một người anh cũng là người Việt Nam đã dạy anh chơi đàn. Ngay tháng lương đầu tiên kiếm được, Hải tự mua cho mình một cây đàn để làm bạn, mua những món quà nhỏ cho những người thân yêu luôn bên cạnh mình. Thấy được sự yên tâm của cha mẹ, thấy cha mẹ vui bởi con đã tự lập cũng khiến Quý Hải cảm thấy hạnh phúc.


Chưa dừng lại ở việc theo đuổi ước mơ của mình, Quý Hải còn khiến Tô Nhi A khâm phục khi tiếp tục "cho đi". Chưa giàu có, nhưng Hải đã tìm cách cho đi, để "trả ơn đời". "Lâu lâu em trích ra một ít tiền mua nguyên liệu làm bánh và tặng cho những cô chú ở ngoài đường, nhận được lời khen của họ em rất vui. Trước nay em nhận được sự yêu thương và giúp đỡ của rất nhiều người. Nếu nói một mình em đi được tới đây là chuyện không thể. Em được giúp đỡ rất nhiều và không biết phải cảm ơn mọi người như thế nào. Nên em quyết định làm bánh để tạo niềm vui cho những người khác, phần nào xem như cảm ơn những người đã giúp đỡ mình ngày xưa", Quý Hải chia sẻ.Sự tử tế và nỗ lực không ngừng nghĩ được Quý Hải chia sẻ trong Vali Cảm Xúc đã khiến Tiến sĩ Tô Nhi A cảm phục.

Chương trình Vali Cảm Xúc phát sóng lúc 19h30 Thứ 6 hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Đài truyền hình TP.HCM phối hợp với Công ty Truyền thông Bee thực hiện, với sự đồng hành của nhãn hàng vali, balo, túi xách cao cấp Sakos và được bảo trợ truyền thông bởi Trang thông tin điện tử Saobiz.vn.


Bee Comm
Tham khảo thêm

Liên hệ tin bài, họp báo, bảo trợ truyền thông: media@goldstar.com.vn

ĐẠI SỨ THƯƠNG HIỆU

BESTFACE AWARDS