Được tạo bởi Blogger.
Booking Tin bài PR, Banner, TikTok, YouTube, Fanpage: ▶ TẶNG NGAY 1 BANNER SIDEBAR

Chuyên gia Phạm Tuân: "Chúng ta cần bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống trong xã hội hiện đại"

Mới đây, nam chuyên gia đã có những chia sẻ với báo giới về việc cần phải bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống trong xã hội ngày nay.

Chuyên gia đào tạo hoa hậu - Đạo diễn sự kiện Phạm Tuân

Câu chuyện bảo tồn và phát triển di sản áo dài truyền thống nhận được nhiều sự quan tâm nhằm phát huy bản sắc văn hóa.

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Những năm đầu thế kỷ 20 trở về trước, áo dài được may ngũ thân, tay chẽn, cài khuy cổ đứng được gọi là áo dài truyền thống. Từ những năm 1930, các họa sĩ đã có nhưng thay đổi về thiết kế để tạo ra những chiếc áo dài hiện đại.

Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn, phát huy, sử dụng áo dài truyền thống trong xã hội đương đại được nhắc nhiều hơn. Trong đó nhiều người đề xuất sử dụng áo dài ở công sở ngày đầu tuần, hay nam sinh mặc áo dài… để góp phần bảo tồn văn hóa, xây dựng hình ảnh Việt Nam, quảng bá du lịch.

Chuyên gia đào tạo hoa hậu - Đạo diễn sự kiện Phạm Tuân chia sẻ rằng: "Để áo dài truyền thống được phát huy đúng và ngày càng phổ biến thì nên có những buổi tọa đàm, trình diễn trước công chúng. Nên khuyến khích người nổi tiếng, nhà hoạch định chính sách, người hay xuất hiện trước công chúng mặc áo dài truyền thống".

Hình ảnh áo dài truyền thống, đặc biệt là áo dài nam truyền thống ngày càng phổ biến hơn qua các nỗ lực của CLB Đình Làng Việt

"Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống luôn được Quốc hội, Đảng, Nhà nước quan tâm. Áo dài truyền thống không là ngoại lệ. Các hoạt động của các chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết với trang phục truyền thống luôn được ủng hộ. Nếu phát huy tốt giá trị áo dài truyền thống thì không những bảo tồn, phát huy được giá rị văn hóa truyền thống, hồn cốt của dân tộc mà còn tạo được việc làm, thu nhập cho những người dân bản địa, cho chính các nghệ nhân…", nam chuyên gia chia sẻ thêm.

Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Quốc Hải cũng chia sẻ rằng, ông rất mừng khi những năm gần đây, áo dài truyền thống nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của các bạn trẻ. Nếu những năm 1992-1993, lãnh đạo Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đặt câu hỏi về quốc phục Việt Nam, phần lớn người trong nghề có mặt đều không hình dung được quốc phục Việt là như thế nào thì đến nay, câu chuyện chấp nhận áo dài truyền thống là quốc phục Việt Nam đã được đông đảo người làm văn hóa và thời trang, công chúng quan tâm, đồng tình. Nhiều nhà ngoại giao đã quan tâm, sử dụng. Áo dài không chỉ được nhìn nhận là một trang phục đơn thuần, mà là văn hóa mặc của người Việt. Hơn thế, các bạn trẻ ngày nay phát huy giá trị áo dài rất thông minh. Người có ý tưởng kết nối với nơi sản xuất, nghệ nhân may mặc để cùng phát huy giá trị áo dài một cách linh hoạt, hiệu quả hơn.

Mới đây, một đề án nhằm xây dựng làng sen, vừa phục vụ phát triển du lịch, vừa sản xuất tơ sen, cung cấp nguyên liệu cho áo dài truyền thống bằng tơ sen được triển khai. Đây là những tín hiệu vui. Tất nhiên, trong thời gian tới, các nghệ nhân, người thợ lành nghề, những người giữ hồn cốt dân tộc Việt Nam trong may mặc sẽ cần sự phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa để áo dài truyền thống phổ biến trong cộng đồng, qua đó giữ gìn và phát huy được bản sắc bản sắc văn hóa qua trang phục ngày càng tốt hơn.

Ivan Nguyen
Tham khảo thêm
Liên hệ tin bài, họp báo, bảo trợ truyền thông: media@goldstar.com.vn